Sau khi in ấn các sản phẩm như tem nhãn, hộp giấy, catalogue,... ngoài thiết kế đẹp, in chuẩn màu thì còn phải trải qua một số công đoạn gia công sau in để hoàn thiện sản phẩm. Gia công sau in tuy là bước cuối cùng trong quá trình in ấn nhưng lại là bước quyết định rất nhiều đến tính thẩm mỹ của thành phẩm. Do đó để sản phẩm hoàn thiện hơn và bắt mắt hơn, các công ty, doanh nghiệp rất chú trọng đến công đoạn này.
Với sự phát triển của ngành in ấn hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp gia công sau in, tạo nên đa dạng các loại thành phẩm, đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật gia công sau in và lựa chọn đơn vị phù hợp, hãy cùng Minh Hoàng Label tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Các kỹ thuật gia công phổ biến:
1. Cắt - Bế:
Khi in ấn, khổ giấy thường lớn hơn so với kích thước của sản phẩm, đó đó giai đoạn cắt xén sau in mang sản phẩm trở về kích thước chuẩn hoặc để tách rời nhiều các sản phẩm với nhau.
Thông thường tất cả sản phẩm in đều cần phải trải qua công đoạn này, do đó khi thiết kế khoảng cách cắt xén cần được dự trù khoảng 3 - 7mm. Để công đoạn cắt xén diễn ra nhanh chóng và đạt độ chính xác nhất định, máy xén giấy là lựa chọn hoàn hảo, mang đến hiệu quả cao nhất.
2. Cán màng : nhựa PVC, PP, PE,
Màng được cán trên bề mặt sản phẩm nhằm giảm thiểu những tác động gây trầy xước và làm tăng giá trị cho sản phẩm. Có các dạng màng thường được sử dụng:
- Màng bóng: thích hợp cho những sản phẩm cần làm nổi bật những hình ảnh bên trong và tăng độ bóng trên bề mặt khiến sản phẩm trông nổi bật tươi mới và tinh tế hơn.
- Màng mờ: đây là loại màng thường được dùng với những sản phẩm có giá trị, làm tăng độ phản màu, mang đến vẻ đẹp mang tính chiều sâu trầm lặng, cảm giác sang trọng.
- Màng holoram, 7 màu,...
Lớp hóa chất được tráng phủ trên bề mặt nhằm tạo ra vẻ ngoài bóng bẩy hơn cho sản phẩm và ngăn chặn những tác động gây trầy xước, tăng cảm giác khi cầm trên tay.
Phủ U.V toàn phần, U.V định hình là sử dụng đèn sấy U.V làm khô mực. Ngoài ra còn có phương pháp in nổi ( nướng nổi) làm nổi bật chi tiết cần in.
Để tạo ra những hoa văn chìm nổi trên bề mặt sản phẩm, tăng độ sang trọng và thu hút khách hàng thì sau khi in ấn, sản phẩm sẽ được ép qua hệ thống khuôn âm dương. Kỹ thuật dập ép hoa văn chìm nổi thường được ứng dụng nhiều trong catalogue, bao bì hộp, kẹp sách,...
5. Ép kim, ép nhũ cho sản phẩm
Kỹ thuật ép kim, ép nhũ mang đến vẻ ngoài sang trọng, thường được sử dụng trong in ấn hộp cao cấp, thiệp cưới, thiệp sinh nhật, cardvisit,... Khi thực hiện kỹ thuật này, đòi hỏi cần có khuôn kim loại theo hình ảnh hoặc chữ theo yêu cầu sau đó thực hiện dán ép lên bề mặt sản phẩm.
Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật này thường có độ bóng đặc biệt, hình ảnh rõ nét, sắc sảo, kèm theo đó là bề mặt được ép kim bắt sáng, trông vô cùng sang trọng, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Gia công sản phẩm chất lượng ở đâu uy tín?
Sở hữu công nghệ gia công sản phẩm sau khi in tiên tiến, MINH HOÀNG LABEL là địa chỉ in gia công giá rẻ nhất tp hcm thực hiện các công đoạn gia công uy tín mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng hệ thống máy offset 8 màu hiện đại, tất cả các công đoạn sẽ được thực hiện một cách hoàn hảo và nhanh chóng, mang đến thành phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn theo mẫu thiết kế ban đầu đề ra.